Học tập là công việc của con. Thế nhưng, nếu bố mẹ không quan tâm, hỏi han thì con cũng quên luôn ngồi vào bàn học và làm bài tập. Với những đứa trẻ như thế thì phụ huynh nên làm gì? Xem ngay các bí quyết dưới đây để “trị bệnh” này cho con nhé!
Giai đoạn các con bước vào tuổi dậy thì là thời điểm nhiều ông bố bà mẹ “lao tâm khổ tứ” nhất vì con không những bắt đầu có những thay đổi về ngoại hình, hình thành những thói quen riêng mà con còn thích khám phá thế giới xa xôi mà quên đi công việc chính của mình là học tập.
Chắc hẳn có rất nhiều bố mẹ đã từng “phát sốt” khi thấy con cứ lượn lờ như một cái “đèn cù” trong nhà chỉ để trốn duy nhất một việc, đó là học bài. Hoặc nhiều khi, bố mẹ nói như “thét ra lửa” mà con vẫn dửng dưng không chịu ngồi vào bàn học. Ai mà đã rơi vào những trường hợp như thế thì thật là bất lực. Tuy nhiên, dưới đây sẽ là 5 “tuyệt chiêu” cực kỳ bổ ích mà mọi ông bố bà mẹ nên áp dụng ngay để giúp con tự giác hơn trong vấn đề học tập.
Không nhắc con học
Học tập là việc của con. Tại sao bố mẹ lại phải nhắc nhở một việc đương nhiên của con phải làm? Cha mẹ cần xác định rõ, công việc học tập không phải của chúng ta. Vậy nên, các con phải tự lo cho bản thân mình. Nếu các con luôn được nhắc nhở thì sẽ nảy sinh tình trạng, mẹ nhắc thì con mới đi học. Dần dần, các con sẽ hình thành tư tưởng rằng “việc học là cho bố mẹ” hay “bố mẹ nhắc thì học, còn không thì thôi”.
Thường xuyên trao đổi với giáo viên
Đây là một trong những giải pháp hiệu quả mà mọi ông bố bà mẹ nên áp dụng ngay. Thường xuyên trao đổi với giáo viên không những giúp phụ huynh nắm được tình hình học tập của con mà còn để biết con đang có những ưu điểm, hạn chế nào trong học tập, mối quan hệ bạn bè của con ở lớp như thế nào, tính cách của con ra sao… Không những thế, bằng việc kết hợp chặt chẽ với giáo viên trên lớp, cha mẹ sẽ không cần nhắc nhở con học bài. Vì nếu con không học bài, làm bài thì con sẽ bị thầy cô phạt. Lúc này, thầy cô mới là người có ảnh hưởng lớn đến việc học của con.
Tuyệt đối không bênh con khi con bị phạt do lười học
Người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thường có xu hướng bênh con khi có ai mắng, phạt mà chưa cần biết nguyên nhân như thế nào. Tuy nhiên, trong giáo dục thì cha mẹ không nên làm điều này vì nó sẽ khiến trẻ hình thành tư duy ỷ lại, lười biếng và dựa dẫm.
Khi con bị phạt, cha mẹ hãy liên hệ với giáo viên để làm rõ nguyên nhân cùng với việc trao đổi, lắng nghe con nói. Nếu việc phạt là đúng thì cha mẹ không nên bênh con mà hãy để trẻ nhận thức đúng về việc lười biếng trong học tập sẽ có hậu quả như thế nào. Từ đó, để trẻ tự ý thức được việc học là vô cùng quan trọng.
Cấm kỵ so sánh
So sánh là áp lực lớn nhất khiến học sinh rơi vào tình trạng chán nản học tập. Hơn nữa, đối với những đứa trẻ trong giai đoạn tuổi mới lớn thì đấy còn là những lời xúc phạm nhân cách nặng nề. Mỗi đứa trẻ đều có những khả năng riêng vậy nên thay vì so sánh con mình với con nhà người ta, con nhà hàng xóm, con nhà anh em của bố mẹ thì hãy để trẻ biết được nó cũng có những tài năng đặc biệt nên nếu cố gắng học tập thì sẽ có thể theo đuổi đam mê của mình.
Thay đổi phương pháp học tập
Hiện nay việc học tập ỏ Việt nam rất nặng so với các con , Sau khi ngồi học ở trên trường nhiều giờ đồng hồ. Các em còn phải dành khoảng 2-4 tiếng để học thêm các môn văn hóa, các môn chuyên ,nhưng có rất nhiều lớp học thêm và phương pháp học như thê nào là cả một vấn đề mà cha mẹ và các em học sinh quan tâm .có rất nhiều em sẽ thường mệt mỏi, khuôn mặt cau có, buồn rầu, không muốn làm gì nữa. Có lẽ áp lực học tập quá lớn và trong quá trình học em không tìm thấy được niềm đam mêm ,sự yêu thích môn toán , vì thế các em học đối phó ,học cho thàn tích của bố mẹ .Bố mẹ hãy là người sáng suốt nhất ,thông minh nhất để gủi gắm con em mình vào 1 lớp học đầy uy tín và tin tưởng nhất với chất lượng cao .
Xem thêm: Lớp học với niềm đam mêm và tình yêu toán học
Tùy từng đứa trẻ mà cha mẹ sẽ có những cách áp dụng khác nhau để giúp con chăm chỉ học hành hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên lắng nghe suy nghĩ, tâm sự của con để xem con thực sự muốn gì chứ không nên áp đặt những tư tưởng, định kiến của cha mẹ nên con.