Nền kinh tế chia sẻ là gì? các ứng dụng của kinh tế chia sẻ

Nền kinh tế chia sẻ là gì? các ứng dụng của kinh tế chia sẻ

Xem thêm về Công nghệ tiên tiến trong thời đại 4.0 

1. trí tuệ nhân tạo AI

2. internet vạn vật IoT

3.  dịch vụ đám mây

4. máy in 3D

5. Blockchain

6. Kinh tế chia sẻ.

Kinh tế chia sẻ (còn được gọi là sharing economy hoặc tiêu dùng cộng tác) là một mô hình thị trường lai (ở giữa sở hữu và tặng quà) trong đó đề cập đến mạng ngang hàng dựa trên chia sẻ quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ (phối hợp thông qua các dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng). Khái niệm này không phải là mới.

Việc chia sẻ các nguồn tài nguyên là ví dụ nổi tiếng trong doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) như máy móc thiết bị trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp cũng như trong kinh doanh với người tiêu dùng (B2C) như giặt là tự phục vụ.

nen kinh te chia se

Yếu tố chính tạo nên nền kinh tế chia sẻ

Nhưng có ba yếu tố chính cho phép chia sẻ các nguồn lực cho một loạt rộng rãi các hàng hóa và dịch vụ mới cũng như các ngành mới.

Thứ nhất, hành vi của khách hàng đối với nhiều hàng hóa và dịch vụ thay đổi từ sở hữu đến chia sẻ.

Thứ hai, các mạng xã hội trực tuyến và thị trường điện tử dễ dàng hơn liên kết người tiêu dùng.

Và thứ ba, các thiết bị di động và các dịch vụ điện tử làm cho việc sử dụng hàng hóa được chia sẻ và các dịch vụ thuận tiện hơn (ví dụ ứng dụng điện thoại thông minh thay vì chìa khóa vật lý).

Mô hình này thường do các doanh nghiệp khởi nghiệp khởi xướng – đối tượng này không sở hữu bất kỳ một nhà máy hay một kho hàng nào nhưng lại có cả một kho tài nguyên sẵn có trên toàn cầu và luôn sẵn sàng gia nhập vào hệ thống.

Mô hình kinh doanh này thực sự phát triển mạnh mẽ khi nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng năm 2008, người dân buộc phải thay đổi cách tiêu dùng để thích ứng với bối cảnh khó khăn.

Việc “chia sẻ” những tài nguyên sẵn có bằng các ứng dụng công nghệ cùng những khoản lợi nhuận khổng lồ đem lại cho nhà cung ứng dịch vụ lẫn người cho thuê và sử dụng tài nguyên, đã khiến mô hình kinh doanh này nhanh chóng phát triển vượt ra khỏi biên giới Mỹ, lan rộng khắp châu Âu và toàn thế giới.

nen kinh te chia se ung dung

Một số ví dụ tiêu biểu về nền kinh tế chia sẻ

Airbnb – dịch vụ chia sẻ nhà ở cho người đi du lịch, Uber- Taxi cộng đồng, KickStarter- gọi vốn từ cộng đồng…là  những cái tên như  không quá xa lạ và khá nổi tiếng trong giới công nghệ.

  1. RelayRides: chia sẻ xe ô tô trong cộng đồng, tận dụng nguồn tài nguyên đang bị lãng phí là những chiếc xe ôtô được tư nhân sở hữu. Chủ sở hữu xe có thể cho thuê xe của mình trên nền tảng, thường kiếm trung bình 300 – 500 USD/ tháng, có người kiếm 1000 USD/ tháng. Người thuê xe là lái xe an toàn trong ít nhất 2 năm (không đâm xe, không bị phạt). Người thuê xe sẽ đến gặp người chủ xe để nhận chìa khóa, sau đó trả lại chìa khóa khi thuê xong. Kết thúc quá trình giao dịch người thuê và người cho thuê có thể đánh giá lẫn nhau. Công ty phục vụ thị trường Mỹ. Số liệu thêm: mỗi chiếc xe thường chỉ được dùng 1 tiếng/ ngày; giá của RelayRides thấp hơn giá của công ty cho thuê xe khoảng 35%. RelayRides đã thực hiện pivot gần đây, trước đó cho thuê xe thông qua thẻ, người thuê sẽ cầm thẻ thành viên để mở xe, rồi dùng xong thì trả xe về đúng chỗ.
  2. Airbnb: chia sẻ nhà ở cho người đi du lịch, tận dụng nguồn tài nguyên đang lãng phí là những căn phòng không dùng đến. Chủ sở hữu nhà cho thuê nhà mình trên nền tảng, người thuê nhà sẽ lên nền tảng để tìm căn nhà phù hợp. Sau giao dịch người thuê và người cho thuê có thể đánh giá lẫn nhau trên nền tảng. Airbnb có mặt trên rất nhiều nơi trên thế giới và đã có mặt tại Việt Nam. Công ty được đánh giá khoảng 10 tỉ USD. Một số số liệu khác: Airbnb phục vụ 180.000 khách du lịch tới Brazil dự World Cup. Giá thuê nhà thấp hơn giá thuê phòng khách sạn khoảng 3 lần.
  3. Uber: công ty taxi cộng đồng, tận dụng nguồn tài nguyên là xe đang lãng phí và người lao động không kiếm được việc làm trong cộng đồng. Chủ sở hữu xe sẽ đăng ký trên nền tảng, làm bài kiểm tra khả năng lái xe. Người muốn đi xe sẽ lên nền tảng tìm xe gần đó, liên lạc để người lái xe đến nơi và chở mình đi. Sau sử dụng dịch vụ, người lái và người dùng dịch vụ sẽ đánh giá lẫn nhau trên nền tảng. Uber bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực xe hạng sang, sau đó mở ra các lĩnh vực khác như xe bình dân, xe SUV, vận chuyển… Mức giá thường rẻ hơn các dịch vụ cung cấp bởi công ty truyền thống. Uber được định giá 18,2 tỉ USD. Uber có mặt tại Việt Nam vào tháng 6/2014, kết hợp cả taxi cộng đồng và đi chung xe.
  4. TaskRabbit: giúp đỡ nhau trong cộng đồng. Người có công việc cần thực hiện nhưng không đủ khả năng (thiếu thời gian, kĩ năng…) sẽ đưa lên nền tảng, tìm người lao động phù hợp (kĩ năng, mức giá, vị trí). Người lao động tới làm việc và được thanh toán online. Sau khi kết thúc công việc, người lao động và người thuê sẽ đánh giá lẫn nhau trên nền tảng. TaskRabbit được đầu tư 38 triệu USD vào 2012. TaskRabbit mới thực hiện pivot. Trước đây người lao động sẽ đấu giá để nhận được công việc. Bây giờ họ chỉ cần đăng kỹ năng, số tiền muốn nhận và chờ được thuê.
  5. KickStarter: gọi vốn từ cộng đồng để thực hiện các dự án. Người có dự án nghệ thuật, phát triển phần mềm, nghiên cứu khoa học công nghệ sẽ đăng nội dung dự án của mình lên nền tảng để cộng đồng người dùng KickStarter xem xét cấp vốn. Người cấp vốn có thể thu lại được những sản phẩm như áo phông, phần mềm sử dụng, sản phẩm mẫu… của dự án mà họ cấp vốn, tùy theo mức tiền mà họ bỏ ra để ủng hộ. Công ty đã cấp vốn được khoảng 1 tỉ USD, cho hơn 100.000 dự án.
  6. Mô hình cho vay trong cộng đồng Peer lending: là mô hình mà trong đó các đối tượng trong cộng đồng cho vay người trong cộng đồng, không thông qua trung gian là ngân hàng. Ví dụ, các làng xã, khu dân phố thành lập quỹ chung dùng để hỗ trợ cho người trong khu gặp việc khẩn cấp.Một ví dụ khác là công ty cung cấp dịch vụ kết nối người cho vay và cần vay tại Anh, được thành lập vào năm 2005 và tới nay đã cho vay ra khoảng 1 tỉ USD. Nền tảng đánh giá người vay thông qua dữ liệu quá khứ và tập hợp dữ liệu thu thập được từ nhiều nguồn để đưa ra mức độ an toàn của khoản vay. Các khoản vay trên nền tảng thường có lãi suất thấp hơn, nhưng người cho vay lại thu được nhiều hơn gửi vào ngân hàng, theo công ty là do chi phí tổ chức của công ty thấp hơn của ngân hàng.
  7. Bartering giữa các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có những tài sản, máy móc thừa, nhà kho chưa dùng đến, sản phẩm tồn kho… có thể trao đổi với nhau để cả hai bên cùng có lợi, đồng thời tiết kiệm thời gian do không phải thông qua việc chuyển tiền. Hoặc các doanh nghiệp có những kĩ năng chuyên môn riêng biệt có thể thực hiện training cho một nhóm doanh nghiệp, chia sẻ kĩ năng của mình, nhận về thông tin hữu ích… Thị trường chia sẻ doanh nghiệp với doanh nghiệp có thể còn lớn hơn so với thị trường chia sẻ giữa người dân.
  8. Car Pooling – đi chung xe: Xuất phát vào năm 1970 khi giá xăng tăng cao, thịnh hành ở Đức vào cuối thế kỉ 20, với đặc điểm của xã hội là những người đi làm phải di chuyển khá xa, cần phải dùng xe ô tô, chi phí xăng rất cao. Vì thế người dân đi chung xe với nhau để tiết kiếm tiền di chuyển. Mô hình phổ biến đến nỗi quốc gia này xây dựng làn đường dành riêng cho các xe chở đông người. Xe chở 1 người không được đi làn đường này.

Cùng với sự xuất hiện của Internet, rất nhiều công ty tận dụng công nghệ này để kết nối người cần đi chung và người có xe nhằm thúc đẩy việc chia sẻ xe hơn nữa.Định nghĩa nền kinh tế chia sẻ (các tên gọi khác là sharing economy, collaborative economy, the mesh…) là hệ thống kinh tế đề cao chia sẻ và hợp tác hơn tư hữu. Con người thay vì sở hữu để thỏa mãn nhu cầu của mình thì sẽ tìm những nguồn lực trong cộng đồng. Nền kinh tế chia sẻ đang phát triển vì nó tái phân phối tài nguyên đang không được sử dụng hiệu quả (sản phẩm mua rồi nhưng không dùng, máy móc không được khai thác tối đa thời gian sử dụng) sang chỗ mà nó được dùng hiệu quả hơn. Trong xã hội mà ô tô chỉ được dùng trung bình 1 tiếng 1 ngày (dưới 5% thời gian), 99% đồ gia dụng không được sử dụng lại trong 6 tháng… thì việc tái phân phối này là cần thiết để tiết kiệm tiền của người dùng và tài nguyên của xã hội.

Như vậy, lợi ích đạt được của nền kinh tế chia sẻ là rất lớn. Cụ thể là tiết kiệm chi phí, giúp bảo vệ môi trường, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên xã hội và sự dư thừa năng lực của các sản phẩm dịch vụ.

Xu hướng tương lai về nền kinh tế chia sẻ

Theo khảo sát, cứ 4 người VN được hỏi thì có 3 người cho biết họ thích ý tưởng về mô hình kinh doanh này; 76% cho biết sẵn sàng tận dụng các sản phẩm và dịch vụ chia sẻ… Triip.me là dịch vụ đã biến những người địa phương bình thường thành một hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư. Dịch vụ này cũng đã cho ra đời Wiki Triip, nơi tổng hợp thông tin trực tuyến về các điểm đến phong phú của VN vào một ứng dụng di động.

Tuy nhiên, sự nở rộ của dịch vụ theo mô hình kinh tế chia sẻ nói chung và nền kinh tế chia sẻ nói riêng tại VN cũng đang cho thấy mối lo ngại về sự cạnh tranh không bình đẳng, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn. Mặt khác, với tính ưu việt của mô hình kinh tế này, đã tạo nên một sức ép cạnh tranh vô cùng lớn đối với các DN kinh doanh cùng lĩnh vực theo mô hình truyền thống.