Lợi Ích Kết Hợp Học Trực Tuyến Và Truyền Thống

Sự pha trộn  giữa học trực tuyến và học truyền thống Phải chăng mô hình hỗn hợp (nửa trong lớp – nửa trực tuyến) sẽ là chìa khóa giúp đào tạo trực tuyến đóng vai trò mạnh mẽ hơn trong giáo dục- Đây cũng là một nhận định đáng chú ý của chuyên gia nghiên cứu về giáo dục quốc tế.

Dù vậy , không gian chung cho người học là ưu điểm không thể thay thế của lớp học  truyền thống. Nhận ra được điều này, một số chương trình học trực tuyến đang cố gắng kết hợp với các yếu tố của lớp học  truyền thống.

image1-jpeg-6670-1528174086

Xu hướng đào tạo trực tuyến xuyên quốc gia

Với các mô hình đào tạo trực tuyến và hỗn hợp đã mang lại những cơ hội học tập xuyên biên giới, không cần đi du học. Điều này đang bộc lộ những yếu tố là thay đổi hoạt động GD xuyên quốc gia.

Một số nước Châu Âu  khá phát triển vê mô hình này và có sự đầu tư mạnh tay cho chương trình học trực tuyến 

Trong khi đó , tại châu Á và trong khu vực ASEAN, mặc dù e- learning vẫn đang trong tình trạng mới phát triển, chưa có nhiều thành công, do các quy tắc, luật lệ khá bảo thủ, sự ưa chuộng hình thức đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia. Các quốc gia châu Á đang dần thừa nhận tiềm năng của đào tạo trực tuyến, một số quốc gia châu Á có nền kinh tế phát triển cũng đang nỗ lực phát triển e- learning.

Học trực tuyến vẫn kết hợp với học truyền thống 

Giáo dục trực tuyến có nhiều ưu thế so với giáo dục truyền thống: Giáo dục trực tuyến cho phép đào tạo mọi lúc mọi nơi, truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin đáp ứng nhanh chóng. Học sinh có thể truy cập các khóa học bất kỳ nơi nào, bất kỳ lúc nào. 

Với  ứng dụng CNTT trong giáo dục từ xa, đào tạo trực tuyến là xu thế tất yếu của thời đại. Việc ứng dụng CNTT, triển khai đào tạo trực tuyến ở mỗi cơ sở đào tạo tùy thuộc vào mục đích, cách thức tổ chức và mức độ đầu tư, nhưng nhìn chung đều mang lại lợi ích xã hội.

Trực tuyến  là phương pháp học tập có nhiều ưu điểm, song bên cạnh đó còn có những khó khăn, thách thức. Điều đó thể hiện từ trong việc học tập cho đến công tác giảng dạy, quản lý đào tạo học trực tuyến luôn đòi hỏi trang thiết bị học tập, làm việc cũng như kỹ năng, phương pháp thực hiện.

Đòi hỏi từ phía người học cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc đào tạo trực tuyến chỉ mới phát triển tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành phố lớn, chưa đi được đến các vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, đối với giảng viên, trình độ công nghệ của phần nhiều giảng viên còn chưa phù hợp với đào tạo trực tuyến. Giảng viên lớn tuổi có kinh nghiệm chuyên môn thì phần lớn ngại sử dụng công nghệ.

Nhiều chuyên gia  giáo dục khẳng định, dù có những ưu điểm và là một loại hình đào tạo của thời đại mới, nhưng trực tuyến  không thể thay thế được phương pháp dạy- học truyền thống. Trong khi trực tuyến  bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống, do trực tuyến có tính tương tác cao dựa trên công nghệ đa phương tiện, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.

Tuy nhiên  GD – ĐT không chỉ là trang bị cho người học kiến thức mà còn bao gồm cả GD nhân cách con người. “Trong giờ học, người học không chỉ theo dõi kiến thức bài giảng của người thầy mà còn phải là người khơi dậy những ước mơ, lý tưởng, niềm đam mê cho người học, mà điều này thì học trực tuyến ảo trên mạng Internet là không thể thực hiện được. Vì vậy, phương thức học truyền thống là không thể thay thế được.

“Phải chăng mô hình hỗn hợp (nửa trong lớp- nửa trực tuyến) sẽ là chìa khóa giúp đào tạo trực tuyến đóng vai trò mạnh mẽ hơn trong giáo dục ĐH xuyên biên giới “