Học để làm gì? Học để làm người? Học để làm chủ? Học để có công ăn việc làm tốt?….
Xem thêm bài Học để làm gì?
Con yêu à? Tại sao con phải học?
Đây là câu hỏi mà không chỉ các em học sinh, sinh viên mà ngay cả các vị phụ huynh cũng thắc mắc. Nhiều vị phụ huynh cứ ép con mình học đi, học cho giỏi đi được giải nọ giải kia…. điểm nọ điểm kia nhưng trong thâm tâm các vị đang dối lòng mình khi những kiến thức đã học không áp dụng nhiều cho cuộc sống sau này. Bài này giúp các em cũng như các vị phụ huynh hiểu được giá trị của việc học một cách đầy đủ nhất để trả lời câu hỏi “Tại sao phải học”
Học để làm người
Con người đều có bản chất “Con” + “người”. Chúng ta học để biết đúng sai, lẽ phải lẽ trái, điều xấu điều tốt, cái gì nên làm, cái gì không làm… Về cơ bản việc học diễn ra từ lúc mới sinh, chúng ta làm gì cũng đều phải học. Như đứa trẻ sinh ra phải Học tìm ti mẹ, phải tập bú sao cho không sặc tiết kiệm công sức nhất rồi học nãy, học ngồi, học bò… Con vật cũng thế khi sinh ra chúng phải học các kĩ năng sinh tồn để sống sót nhưng chúng không có ý thức chúng học theo bản năng. Còn những đứa trẻ được người thân dạy dỗ biết cái gì đúng cái gì sai, biết xin lỗi, biết chào hỏi, biết vâng lời, biết cảm ơn…Mọi đứa trẻ sinh ra đều là những thiên thần nhưng do việc dạy dỗ giáo dục mà có đứa trẻ hư, có đứa trẻ ngoan.
Chúng ta học để làm người bởi vậy việc học không chỉ diễn ra trong trường lớp mà còn diễn ra trong gia đình và xã hội. Người có học không chỉ là người có bằng cấp, có địa vị thể hiện qua trường lớp mà còn thể hiện ở trong gia đình + xã hội. Rất nhiều người tự huyễn hoặc bản thân là có bằng cấp có địa vị là có học mà cư xử ở ngoài xã hội như kẻ vô học.
Bởi vậy Học để làm người là cái học cao nhất mà cũng thấp nhất của bất kì con người nào trong xã hội. Một xã hội tốt là xã hội có nhiều “người” nhất.
Học để có kiến thức, có công ăn việc làm tốt
Sự học của con người đôi khi chỉ được nhìn nhận qua trường lớp nên khiến “tấm bằng” ở Việt Nam trở nên có giá trị. Mọi người đua nhau bằng cấp mà quên đi bản chất của cái bằng. Nhiều hệ lụy sinh ra từ cái bằng ở Việt Nam – chạy bằng để lên ông nọ bà kia, làm bằng giả để giúp các sinh viên vượt khó, thi hộ + học hộ để có một cái bằng. Nhiều ông tiến sĩ, bà thạc sĩ cầm tấm bằng trong tay mà kiến thức thì không có gì. Đi học bằng tiền nhưng vẫn hãnh diện ta là ÔNG – BÀ tiến sĩ. Bản chất của cái bằng là kiến thức, là kinh nghiệm, là những đóng góp cho xã hội trong một lĩnh vực nào đó chứ không phải là mấy chữ màu đỏ, màu xanh ghi trên bằng.
Doanh nghiệp tuyển dụng họ thường dựa vào khả năng của nhân viên đó để trả lương chứ không phải dựa vào bằng trả lương. Đồng ý với ý kiến Bằng cấp thể hiện một phần năng lực của ứng viên nhưng không phải tất cả. Muốn thu nhập cao bạn phải tạo Giá trị lớn cho Công ty (giúp công ty bán được nhiều hàng hóa dịch vụ hơn, phát triển thương hiệu, cắt giảm chi phí, tăng doanh thu, lợi nhuận….). Bởi vậy các em học sinh và phụ huynh phải “thực học” chứ không phải là học kiểu cho có bằng.
Học để phát triển bản thân, Học để làm chủ
Nhiều bạn bảo học để làm chủ (làm chủ bản thân , làm chủ tiền bạc , làm chủ cuộc sống và làm chủ xã hội….) Một số bảo là đa số đều học để làm thuê, làm giàu cho kẻ khác. Bản thân mọi người ai cũng mong muốn có một cuộc sống giàu sang phú quý, chất lượng cuộc sống tốt, công việc tốt…. và thường ai cũng muốn làm chủ. Đó là nhu cầu chính đáng của mọi người. Nhưng việc làm chủ phải trải qua nhiều thăng trầm đáng cay mà không phải ai cũng vượt qua được. Làm chủ cũng có nhiều cách làm chủ: Làm chủ gánh hàng rong, làm chủ quán bún đậu mắm tôm, làm chủ quán trà đá….Việc làm chủ hay không là do bạn quyết định và việc làm chủ có hơn làm thuê hay không đó là tùy quan điểm và khả năng của từng người. Nhưng dù làm gì thì bạn vẫn phải học!
Kết: Thực ra câu trả lời của việc “học để làm gì” không có đáp án nào chính xác mà thực ra câu trả lời nào cũng có thể xem là chính xác nếu đặt vào hoàn cảnh của người trả lời.
Dù làm chủ hay làm thuê, dù học với mục đích gì thì bạn đều phải “HỌC THỰC” thì mới có được kết quả xứng đáng! Đó cũng là lý do phải học tập suốt đời để biết học để làm gì, giúp ích gì sau này?