HÀM SỐ
1.Định nghĩa :
Giả sử có hai đại lượng biến thiên x và y, trong đó x nhận giá trị thuộc tập số D.
Nếu với mỗi giá trị của x thuộc tập số D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập số thực R thì ta có một hàm số.
Kí hiệu : y = f(x).
Ta gọi : x là biến số và y là hàm số của x.
Tập D gọi là tập xác định.
2. Cách biểu diễn hàm số :
Hàm số cho dạng bảng.
Hàm số cho dạng công thức (dạng tường minh)
y = f(x).
Tập xác định D:
Tập xác định D là tập hợp các giá trị của biến x để f(x) có nghĩa (tính được ).
Hàm số cho dạng đa khúc :
3. Đồ thị hàm số :
Đồ thị hàm số y = f(x) xác định trên tập hợp D là tập hợp các điểm (x, f(x)) trên mặt phẳng tọa độ với mọi x thuộc D.
4. Sự biến thiên của hàm số :
Hàm số được gọi là đồng biến (tăng) trên D nếu :
x1, x2 D : x1 < x2 => f(x1)< f(x2) .
Hàm số được gọi là nghịch biến (giảm) trên D nếu :
x1, x2 D : x1 < x2 => f(x1)> f(x2) .
bảng biến thiên :
Bảng biểu diễn tính đồng biến hay nghịch biến của hàm số .
5. Tính chẵn , lẻ của hàm số :
Hàm số y = f(x) với tập xác định D gọi là hàm số chẵn nếu :
x D thì -x
D và f(-x) = f(x).
lưu ý : đồ thị của hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng.
Hàm số y = f(x) với tập xác định D gọi là hàm số lẽ nếu :
x D thì -x
D và f(-x) = -f(x).
lưu ý : đồ thị của hàm số lẽ nhận góc tọa độ làm tâm đối xứng.
===============================================
BÀI TẬP SGK :
BÀI 1 :
tìm tập xác định của các hàm số :
a)
b)
c)
Giải.
a) Hàm số có nghĩa khi : 2x +1 ≠ 0 <=> x ≠ -1/2
TXĐ : D = R\{-1/2}
b) Hàm số có nghĩa khi : x2 + 2x – 3 ≠ 0 <=> x1 ≠ 1 v x1 ≠ -3
TXĐ : D = R\{1; -3}
c) Hàm số có nghĩa khi :
TXĐ : D = [-1/2; 3]
————————————————————————————————–
BÀI 2 TRANG 38 CB :
cho hàm số :
Tính giá trị của hàm số tại x = 3; x = -1; x = 2
Giải.
Khi x = 3 > 2 => f(3) = 3 +1 = 4
Khi x = -1 < 2 => f(-1) = (-1)2 -2 = -1
Khi x = 2 ≥ 2 => f(2) = 2 +1 = 3
————————————————————————————————
BÀI 3 TRANG 39 CB :
cho hàm số : y = x2 -2x + 1(C) . các điểm sau có thuộc đồ thị hàm số đó không ?
a) M(-1; 6)
b) N(1; 1)
c) P(0; 1)
Giải,
Thế M(-1; 6), ta có :
6 = (-1)2 -2(-1) + 1
6 = 4 (sai) => M(-1; 6) không thuộc (C).
Thế N(1; 1), ta có :
1 = (1)2 -2(1) + 1
1 = 0 (sai) => N(1; 1) không thuộc (C).
Thế P(0; 1), ta có :
0 = (1)2 -2(1) + 1
0 = 0 (đúng) => P(0; 1) thuộc (C).
—————————————————————————————–
BÀI 4 TRANG 39 CB :
Xét tính chẵn lẽ của hàm số :
a) y = |x|
b) y = (x+ 2)2
c) y = x3 + x
d) y= x2 + x +1
giải.
a) Xét f(-x) = |-x| = |x| = f(x)
=> hàm số y = |x| là hàm số chẵn.
b) Xét f(-x) = (-x+ 2)2= (x – 2)2≠ f(x) và –f(x)
=> hàm số y = |x| là không chẵn , không lẽ.
c) Xét f(-x) = (-x)3 + (-x) = -( x3 + x)= -f(x)
=> hàm số y = x3 + x là hàm số lẽ.
d) hàm số y = f(-x) = (-x)2 + (-x) +1= x2 – x +1 = -( – x2 + x – 1) ≠ f(x) và –f(x)
=> y= x2 + x +1 là hàm số không chẵn , không lẽ..
=======================================================
BÀI TẬP RÈN LUYỆN :
BÀI 1 :
Cho hàm số : y = f(x) = x2 + 2x – 4
- Tính : f(2), f(-1), f(
), f(a + 2)
- Tìm x để f(x) = -1.
- Tính : f(m – 2) – f(m +1).
BÀI 2 :
tìm tập xác định của các hàm số :
- y = f(x) = x2 +3x – 5
- y = f(x) =
- y = f(x) = tanx + 1.
- y = f(x) =
BÀI 3 :
Xác định tính chẳn lẽ của các hàm số :
- y = f(x) = x2 +2
- y = f(x) =
- y = f(x) =
- y = f(x) = x2 +2x – 4
BÀI 4 :
xét tính đồng biến – nghịch biến của các hàm số :
- y = f(x) = 3x +2
- y = f(x) = -2x +5
- y = f(x) =
- y = f(x) =
BÀI 5 :
chứng minh rằng :
Hàm số y = f(x) = -2x2 -1 đồng biến trong khoảng (-∞, 0) và nghịch biến trong khoảng (0, +∞)