Hiện nay, ở Việt Nam, điểm số và áp lực học tập đang trở thành gánh nặng đối với con trẻ, đặc biệt là đối với những học sinh đầu, cuối cấp. Học sinh vừa phải chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi trong chương trình học mới, vừa phải cố gắng hoàn thành tốt các bài kiểm tra trên lớp. Bên cạnh đó, nhiều gia đình luôn mong muốn con phải đạt kết quả cao, thành tích tốt áp lực học tập lên con mà không hề hay biết.
Tuy nhiên, thực tế chứng minh, việc tạo áp lực không những không trở thành động lực thúc đẩy con học tập mà còn để lại nhiều hậu quả đau lòng…
Hậu quả của việc tạo áp lực học tập cho tuổi con
Chắc hẳn có rất nhiều gia đình còn nhớ có rất nhiều vụ ỏ Việt Nam đã tự tử để lại những bức thư đau lòng đặc biệt là những bức thư gủi cho bố mẹ .Tất cả đều thể hiện sự buồn chán vì kết quả học tâp không đáp ứng được sự kỳ vọng của bố mẹ, chị .trong thư có những bạn viết : ” Tương lai sau này của con cũng không còn nữa, con xin lỗi bố mẹ. Không, không, con không thể chịu nỗi nữa rồi… Tương lai con mù mịt, suy nghĩ con mù mịt, con đường con đi cũng mù mịt, mọi thứ xung quanh con mù mịt… Hết rồi, tất cả kết thúc rồi”. “Con luôn suy nghĩ rằng phải đậu trường công an hay y cho bố mẹ vui lòng, nhưng con thực sự rất mệt, con mệt lắm, con buông xuôi tất cả. Con không thể hoàn thành nó được…”.
Tình trạng tự tử học đường ngày càng có xu hướng gia tăng và xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, phần nhiều là do áp lực học tập từ cha mẹ và gia đình. Những vụ việc ở trên cho thấy vì tâm lý tuổi mới lớn bồng bột, cộng thêm bố mẹ không hiểu tâm tư, cảm xúc cũng như đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, khi không đạt được như kỳ vọng thì quay sang trách móc, khiến trẻ bị sốc tâm lý, nảy sinh ý nghĩ dại dột.
Bên cạnh hiện tượng tự tử, những đứa trẻ bị trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc vì áp lực học tập cũng đang có chiều hướng gia tăng. Không có nơi nào trẻ em phải dành quá nhiều thời gian cho việc học tập như ở Việt Nam!
Cần phải làm gì để giảm áp lực cho con !
Nếu không muốn con trở thành nạn nhân của áp lực học tập, cha mẹ cần thay đổi ngay những điều sau đây:
* Suy nghĩ mở hơn về việc học của con: Có phải mọi cuộc trò chuyện giữa con và cha mẹ đều xoay quanh vấn đề thành tích và điểm số? Đã bao giờ cha mẹ hỏi con những câu hỏi như: Ngày hôm nay ở trường con có chuyện gì vui không? Điều gì làm con cảm thấy thích thú khi đến lớp? Bạn bè ở trường của con thế nào?… Hãy mở rộng chủ đề của cuộc thảo luận! Thay vì chỉ nhắc đến chuyện học hành và thi cử, cha mẹ nên nói cho con những kỹ năng thoát hiểm cần thiết, phương pháp cân bằng giữa việc học tập và vui chơi, kiến thức về giới tính, sức khoẻ sinh sản,…
* Thay vì chỉ học, hãy để con được phát triển toàn diện: Con có thể không giỏi ở lĩnh vực này, nhưng có thể là thiên tài ở một lĩnh vực khác. Cha mẹ cần là người khám phá ra điểm mạnh, điểm yếu của con. Để làm được điều đó, hãy để con tự do phát triển. Ngoài hoạt động học tập ở trên lớp, cha mẹ có thể đăng ký cho con tham gia lớp học mỹ thuật, lớp học đàn, lớp học kỹ năng sống,… bất cứ lớp học nào mà con muốn, cha mẹ hãy để con thử sức. Bên cạnh đó, ở tuổi dậy thì, trẻ rất cần được vận động, cha mẹ nên khuyến khích con lựa chọn một môn thể thao yêu thích và nếu có thể, hãy tham gia cùng con!
* Khích lệ con bằng những lời khen “có cánh”: Nhiều phụ huynh rất kiệm lời khen dành cho con vì nghĩ rằng “yêu cho roi cho vọt”, muốn con nên người phải thật nghiêm khắc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh, trong quá trình trưởng thành của trẻ, ký ức sâu sắc nhất khiến con ghi nhớ không phải là sự phê bình mà là những lời tán dương, khích lệ của người cha mẹ mỗi khi chúng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hãy biết cách khích lệ và động viên con, biến những lời khen thành động lực thúc đẩy con thành công!
* Mạnh dạn giúp con thay đổi hình thức học thêm: hãy là người cha ,người mẹ có lựa chọn thông minh và sáng suốt để con có một môi trường học tập với phương pháp phù hợp nhất . Cha mẹ tìm hiểu và tham khảo Lớp Học Thầy Thế Anh ,ỏ đó con được rèn luyện ,và theo sát con trong từng gian đoạn .Ngoài ra người học tìm được niềm đam mê đối với môn học cũng như thúc đẩy tinh thần tự học, từ đó việc học sẽ không còn là áp lực đối với học sinh.