Điểm khác biệt của phương pháp Montessori so với các phương pháp giáo dục khác?

Điểm khác biệt của phương pháp Montessori so với các phương pháp giáo dục khác?

diem-khac-biet-cua-phuong-phap-monteserri

Điểm khác biệt so với các phương pháp giáo dục khác?

– Phương châm giáo dục của Montessori: “Học trẻ để dạy trẻ tốt hơn”

Các lớp Montessori tập trung các em ở những độ tuổi khác nhau. Thông thường chúng hòa trộn ba độ tuổi. Trong các lớp nhiều cấp, các em nhỏ hơn luôn bị kích thích bởi công việc thú vị mà các em lớn đang thực hiện. Đồng thời, các em lớn hơn hoạt động như người dạy kèm và mô hình mẫu cho các em nhỏ hơn, giúp chúng thành thạo hơn (chúng ta có thể học tập tốt nhất khi chúng ta dạy lại một người nào đó) và cho chúng có quyền được tự hào.

Trẻ chủ động chọn khu vực học và theo đuổi hứng thú của mình đến khi trẻ muốn đổi qua hoạt động khác. Qua đó chuẩn bị trẻ tự lập và tự khám phá và tự sửa sai. Với phương pháp này, người lớn không nên “can thiệp” quá nhiều đối với trẻ, đặc biệt là việc áp đặt tư tưởng, quan niệm, cách nhìn của mình với bé. Tiếp nhận các kiến thức bằng bản năng, trẻ sẽ tiếp thu cái mới một cách tự nhiên, dễ dàng và dần dần sẽ nắm bắt được thông tin một cách có ý thức.

Trẻ học thông qua thử nghiệm với các đồ dùng học tập và qua các trẻ khác. Có ít nhất 3 tiếng trẻ hoạt động với học cụ mỗi ngày, giáo viên không có quyền cắt ngang khi trẻ đang hứng thú với hoạt động của mình để theo hoạt động của lớp.

– Đồ dùng học tập được thiết kế chuyên biệt như đồ dùng cho hoạt động hằng ngày giúp trẻ phát triển về thể chất, tính kiên trì, sự tự tin, độc lập và sự sáng tạo; đồ dùng học tập để phát triển giác quan, sự nhạy cảm, đồ dùng học tập về toán học giúp trẻ phát triển về tư duy logic, làm quen với các khái niệm về toán học; đồ dùng học tập cho các môn khoa học như lịch sử, địa lý để giúp trẻ hiểu biết về văn hóa thế giới, thích nghi và hòa nhập với cộng đồng.

– Chương trình dạy được phát triển dựa trên khả năng lĩnh hội của trẻ. Giáo viên phải thiết kế bài học linh hoạt và đa dạng theo trình độ riêng của từng trẻ

Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ bảo từng em để trẻ phát triển tư duy, tự nâng cao tính độc lập và tự tin. Các em sẽ ở với giáo viên trong ba năm. Điều này cho phép giáo viên phát triển quan hệ sát và lâu dài với học sinh, cho phép họ biết rõ từng cách học tập của trẻ, và khuyến khích ý thức cộng đồng mạnh mẽ giữa các em.

Montessori không có hệ thống thi đua. Kết quả học tập của trẻ được dựa trên những ghi chép hàng ngày của giáo viên, dựa trên những tiêu chuẩn: thái độ, hành vi, kiến thức và quan trọng hơn cả là trẻ cảm thấy hạnh phúc khi đến trường; trưởng thành trong cuộc sống.