Đề thi và đáp án Văn THPT quốc gia sở giáo dục Hà Nội 2018
5 điểm vào bài 1 đoạn thơ trong bài vội vàng.
I. Đọc hiểu:
Câu 1. (0.5) Nghị luận
Câu 2. (1 đ ) Theo tác giả, thái độ của con người với công việc:
Tiêu cực:
– Họ làm việc cật lực, họ khổ sở vì làm việc, họ cảm thấy họ phải làm, họ không hạnh phúc, họ tìm cách chạy trốn, họ nhọc nhằn bất mãn, uống say mèm, không ưa chính họ, không thích cuộc sống của họ, tự làm tổn thương mình.
Tích cực:
– Hành động vì lợi ích hành động đó
– Vui thích vì hành động đó
– Nhận được nhiều hơn
– Tận hưởng có niềm vui
– Không chán nản, không thất vọng
Câu 3. (0.5 đ) Muốn chạy trốn khỏi cuộc sống không hạnh phúc, chạy trốn khỏi nhọc nhằn bất mãn, chạy trốn khỏi áp lực công việc, nhọc nhằn, vất vả, muốn làm điều họ muốn làm…
Câu 4.(1 đ) Đồng tình. Vì khi biết hđ không nghĩ đến lợi ích cá nhân, k mong chờ được đền đáp thì sẽ làm hết sức hết mình, có trách nhiệm hơn, sống vì tập thể vì cộng đồng, sẽ thấy cuộc sống có niềm vui, có ý nghĩa.
II. NLXH
1.MB
2.TB:
-GT: tận hưởng là trọn vẹn, sống hết mình…
-Bàn luận:
•Tận hưởng cuộc sống thực sự đối với những người biết sống tận hưởng:
+ Sống hết mình, tận hưởng tận hiến. Sống cao độ từng phút giây không để thời gian trôi đi phí hoài.
+ Sống kết hợp làm việc hết sức, phục vụ bản thân gia đình, xã hội, sống có đam mê, có mục đích, luôn có niềm vui trong cuộc sống, cống hiến hết sức.
+ Dành thời gian chăm sóc bản thân, phong phú bản thân, phong phú tâm hồn, làm mình tràn đầy năng lượng.
•Nếu không sống tận hưởng:
+ Dễ sinh buồn chán, suy nghĩ tiêu cực, sống ngột ngạt, phí phạm thời gian vào những việc vô bổ, không có ích.
+ Bỏ bê bản thân, bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp của cuộc sống…
•Mở rộng vấn đề:
+ Phân biệt với hưởng thụ ích kỉ, chỉ biết ăn chơi đua đòi, thoả mãn nhu cầu dễ tha hoá.
-> Tận hưởng đúng đắn, tích cực.
Nguồn: Copy