Đào tạo trực tuyến mở đại trà MOOCs

Đào tạo trực tuyến mở  đại trà MOOCs

Đào tạo trực tuyến mở  đại trà (Massive Online Open Courses- MOOCs) là một hiện tượng rất mới, nhưng lôi cuốn sự chú ý lớn của nhiều giới, đặc biệt là giới làm chính sách, giới kinh doanh, giới GDĐH, và tất nhiên là của công chúng. Nó đang được xem là một cuộc cách mạng có tính chất đột phá có thể làm thay đổi về bản chất cách tồn tại của các trường ĐH truyền thống và đặt ra một câu hỏi nghiêm túc về vai trò của trường ĐH trong tương lai.  Bài viết này thảo luận về những tác động của MOOCs đối với các trường ĐH nói chung và trong bối cảnh của Việt Nam nói riêng.

MOOCs trở thành một vấn đề nổi bật chỉ từ năm 2011 khi Sebastian Thrun và Peter Norvig thu hút được 160.000 sinh viên đăng ký học một khóa của họ về trí khôn nhân tạo. Nội dung của khóa học này dựa trên một môn học mà hai người cùng phối hợp để dạy ở Đại học Stanford, một trường tư danh tiếng của Hoa Kỳ. Norvig là giám đốc Chương trình Nghiên cứu của Google, còn Thrun thì phụ trách một phòng thí nghiệm đổi mới sáng tạo. Thrun sau đó đầu quân cho Udacity, là nơi cùng với các đối thủ cạnh tranh là Coursera và EdX  bắt đầu đào tạo đại trà từ năm 2012. Udacity tự mình sản xuất nội dung các khóa học, còn Coursera và EdX thì phối hợp với các trường đối tác.

Cho đến hiện nay, nhiều trường vẫn ngần ngại trong việc cấp tín chỉ cho các khóa học trực tuyến, do những quan ngại về việc kiểm soát chất lượng. Mặc dù số người đăng ký tham gia học rất đông, nhưng tỉ lệ hoàn thành thì khá thấp, Meyer (2012) báo cáo rằng tỉ lệ bỏ học các khóa MOOCs của MIT, Satnford, và UC Berkley là khoảng 80-95%. Ví dụ, chỉ 7% trong số 50.000 sinh viên học chương trình Kỹ thuật phần mềm của Coursera-UC Berkley là hoàn tất khóa học. Tương tự với lớp Phân tích mạng xã hội của Coursera, chỉ 2% người học nhận được chứng chỉ căn bản và 0,17% có được chứng chỉ lập trình ở trình độ cao hơn (Li Yuan and Stephen Powell, 2013). Những khóa học có thu phí, và do những tổ chức vì lợi nhuận như Udacity hay Coursera thực hiện, người học được cấp bằng, trên cơ sở hoàn thành một số bài tập và được giáo viên đánh giá, nhưng giá trị tấm bằng này được xã hội nhìn nhận đến đâu, thì còn là một vấn đề để ngỏ.

MOOCs thực sự vẫn đang ở giai đoạn đầu, và còn quá sớm để kết luận về tác động hay hệ quả của nó.Tuy nhiên, mọi nhận định về MOOCs, từ những dữ liệu khảo sát, quan sát, hay dự đoán đều đáng hoan nghênh vì nó mang ý nghĩa thông tin và cảnh báo cho tất cả các bên liên quan của GDĐH. 

Những khác biệt cơ bản giữa MOOCs và đào tạo truyền thống

Tác động của MOOCs đối với các trường ĐH Việt Nam

Tác động của MOOCs với các trường ĐH truyền thống

Những vấn đề liên quan đến MOOCs hiện tại

Kết luận                                                     

Như trên đã nói, còn quá sớm để kết luận về tác động của MOOCs đối  với GDĐH và đối với xã hội, nhưng có một điều đã có thể khẳng định: sự xuất hiện của MOOCs đã và đang đặt ra những vấn đề khiến nhà trường phải nhìn lại mình và xem xét lại cách thức tồn tại và ý nghĩa của mình đối với xã hội. Điều có vẻ ngày càng trở nên rõ, là nhà trường ngày nay không còn là nơi độc quyền cung cấp tri thức nữa. Internet đã làm một bước ngoặt, và MOOCs đổ thêm chất xúc tác vào tiến trình thay đổi này. Như Charles Darwin, cha đẻ của thuyết tiến hóa đã nói, “không phải là sinh vật mạnh nhất hay thông minh nhất sẽ tồn tại, mà là sinh vật nào đáp ứng tốt nhất với sự thay đổi của môi trường”. Các trường ĐH sẽ tiếp tục tồn tại, nhưng không thể tồn tại như trước đây được nữa. Các trường sẽ phải, một mặt đem lại cho người học những gì MOOCs chưa đáp ứng được, và mặt khác, sử dụng MOOCs cho việc cải thiện nội dung chương trình và phương pháp đào tạo của mình.