Chương trình Toán mẫu giáo
Mục tiêu của chương trình giảng dạy toán học mẫu giáo là để cho trẻ em làm quen với toán và chuẩn bị vào lớp Một. Chương trình Toán mẫu giáo sẽ giúp trẻ em có được tư duy toán học cơ bản nhất khi bắt đầu vào những lớp sau này.
Chủ để Toán mẫu giáo: So sánh
Cao – thấp
To – nhỏ
Dài – ngắn
Rộng – hẹp
Nặng – nhẹ
Nhiều – ít
Chủ để Toán mẫu giáo: Vị trí
Bên trái, bên phải, ở giữa
Trên, dưới, giữa
Bên trong, bên ngoài
Chủ để Toán mẫu giáo: Số và phép tính
Đếm đến 5
So sánh phạm vi 5
Cộng phạm vi 5
Trừ phạm vi 5
Đếm đến 10
Tia số – phạm vi 10
Đếm tiến, đếm lùi – phạm vi 10
So sánh phạm vi 10
Số lớn nhất, nhỏ nhất – phạm vi 10
Cộng phạm vi 10
Trừ phạm vi 10
Chủ để Toán mẫu giáo: Hình học
Hình giống nhau, hình khác nhau
Hình tam giác, hình tròn, hình vuông
Chủ để Toán mẫu giáo: Đo đạc
Xem giờ đồng hồ
Độ dài đoạn thẳng
Nếu có thể, bạn hãy dạy bé về các số có hai chữ số. Trong độ tuổi mẫu giáo, bé hoàn toàn có thể học về tiền bạc, thời gian, sự đo lường, bé không nhất thiết phải biết một cách chính xác những điều này, chỉ cần bé nắm bắt và mường tượng được khái niệm chung chung.
Khi dạy các bé mẫu giáo học toán, bạn hãy giữ không khí vui vẻ, hòa nhã, chỉ nên coi đây là một sự giới thiệu làm quen, không nên quan trọng hóa vấn đề quá để tránh làm bé chán nản. Hãy cung cấp cho bé các dụng cụ cần thiết như cân đồng hồ, tiền xu, đồng hồ đếm thời gian, v.v… và trả lời tất cả những câu hỏi bé thắc mắc.
Khi vào lớp Một, bé sẽ được học và tính toán mọi thứ chi tiết, cụ thể hơn với những phép cộng, phép trừ từ một chữ số đến hai chữ số, học cách tính thời gian, tiền bạc và đo lường chuẩn xác hơn.
Mục đích của Chương trình Toán mẫu giáo
Giúp bé nhận mặt số.
Bạn có thể sử dụng những trò chơi đơn giản mà hữu ích: Lựa chọn các con số làm từ nhựa, giơ lên cao và nói to đây là số mấy, chẳng hạn như “Số 5” và đặt số này ra một chỗ riêng.
Sau đó yêu cầu bé tìm ra số tương tự số bạn vừa nêu. Quá trình lặp lại nhiều lần sẽ gây sự chú ý cho bé và bé sẽ dần dần làm quen với các con số một cách tự nhiên.
Học đếm.
Toán học thường bắt đầu với việc đếm. Hãy để bé đếm tất cả những gì bé nhìn thấy xung quanh mình. Sử dụng những chiếc thẻ giấy để chơi cùng bé. Trong khi đếm những thẻ đó, thêm bớt sau đó để bé đếm lại, mỗi lần thêm hay bớt bạn có thể nhân tiện dạy cho bé khái niệm về phép cộng hay phép trừ.
Hoặc bạn cũng có thể kẻ các ô lên trên nền gạch hay nền nhà, sử dụng thêm một con xúc xắc để chơi cùng bé. Mỗi lần gieo xúc xắc, để bé đếm số chấm và nhảy tiến lên theo số ô tương tự. Tùy theo nội dung trò chơi bạn đặt ra mà bé sẽ tiến lên hoặc lùi xuống vài ô.
Học cách nhận biết hình khối
Để dạy bé nhận biết về các hình khối, bạn có thể yêu cầu bé vẽ ra giấy. Đầu tiên, hãy yêu cầu bé vẽ những hình đơn giản như cành cây, hình tròn, hình vuông hoặc những hình dạng đơn giản khác. Sau đó, chỉ những đồ vật quanh phòng, hỏi bé về hình dạng của chúng. Mỗi lần bé trả lời đúng hãy khen ngợi hoặc hoan hô để bé vui vẻ, hứng khởi với những câu đố và bài học tiếp theo.
Về việc dạy bé học hình khối, bạn không nhất thiết phải mua những món đồ chơi hoặc một chương trình học cụ thể nào, hình khối hiện hữu trong tất cả các đồ vật mà bạn và bé tiếp xúc hàng ngày hàng giờ.
Bạn cũng có thể tự sáng tạo ra những dụng cụ để dạy bé học, chẳng hạn như cắt những miếng bìa thành hình tròn và hình tam giác, yêu cầu bé nhận dạng và đếm số hình bạn cắt ra.