Chương IV: Hình Trụ – Hình Nón – Hình Cầu

Lý thuyết hình trụ -mặt trụ

1. Mặt trụ

Mặt trụ là hình tròn xoay sinh bởi đường thẳng l khi xoay quanh đường thẳng D song song và cách l một khoảng R. D được gọi là trục, R gọi là bán kính, l gọi là đường sinh

Định nghĩa khác, mặt trụ là tập hợp tất cả những điểm cách đường thẳng D cố định một khoảng R không đổi.

2. Hình trụ

Hình trụ là hình giới bạn bởi mặt trụ và hai đường tròn bằng nhau, là giao tuyến của mặt trụ và 2 mặt phẳng vuông góc với trục.

Hình trụ là hình tròn xoay khi sinh bởi bốn cạnh của hình một hình chữ nhật khi quay xung quanh một đường trung bình của hình chữ nhật đó.

Diện tích xung quanh của hình trụ:

Sxq = 2π.R.l

Diện tích toàn phần hình trụ:

Stp = 2π.R.l+2π.R2

3. Khối trụ

Khối trụ là hình trụ cùng với phần bên trong của hình trụ đó.

Thể tích khối trụ tròn xoay có bán kính R và đường cao h là: V = pR2.h.

Bài tập sách giáo khao

Bài 1 (trang 110 SGK Toán 9 tập 2): Hãy điền thêm các tên gọi vào dấu “…”

bai-1-trang-110-sgk-toan-9-tap-2

Lời giải Bài 1 (trang 110 SGK Toán 9 tập 2)

Điền vào dấu … như sau:

(1): Bán kính đáy của hình trụ

(2): Đáy của hình trụ

(3): Đường cao của hình trụ

(4): Đáy của hình trụ

(5): Đường kính của đường tròn đáy

(6): Mặt xung quanh của hình trụ

Bài 2 (trang 110 SGK Toán 9 tập 2): Lấy một băng giấy hình chữ nhật ABCD (h.80). Biết AB = 10cm, BC = 4cm; dán băng giấy như hình vẽ (B sát với A và C sát với D, không được xoắn).

Có thể dán băng giấy để tạo nên mặt xung quanh của hình trụ được không?

bai-2-trang-110-sgk-toan-9-tap-2

Lời giải

Có thể dán băng giấy để tạo nên mặt xung quanh của hình trụ. Các bạn làm theo hình hướng dẫn.

Chú ý: Hình trụ được tạo nên còn thiếu hai mặt đáy.

Bài 3 (trang 110 SGK Toán 9 tập 2): Quan sát ba hình dưới đây và chỉ ra chiều cao, bán kính đáy của mỗi hình.

bai-3-trang-110-sgk-toan-9-tap-2

Lời giải

Gọi h là chiều cao, r là bán kính của hình trụ.

Hình a:     h = 10 cm; r = 4 cm

Hình b:     h = 11 cm; r = 0,5 cm

Hình c:     h = 3 cm; r = 3,5 cm