Dạng 1: Tìm m để hàm số y=f(x) đạt cực đại hoặc cực tiểu tại x0
Phương pháp: ta sử dụng điều kiện sau:
- Nếu {f′(x0)=0f“(x0)>0 thì hàm số đạt cực tiểu tại x0.
- Nếu {f′(x0)=0f“(x0)<0 thì hàm số đạt cực đại tại x0.
Ví dụ 1: Tìm m để hàm số y=13x3+(m2−m+2)x2+(3m2+1)x+m−5 đạt cực tiểu tại x = -2.
Giải
y′(x)=x2+2(m2−m+2)x+3m2+1⇒y′′(x)=2x+2(m2−m+2)
Để hàm số đạt cực tiểu tại x = -2 thì điều kiện cần là y′(−2)=0:
⇔−m2+4m−3=0⇔[m=1m=3
Với m=3 thì y(−2)=8>0 nên hàm số đạt cực tiểu tại x=−2. Vậy m=3thỏa yêu cầu
Với m=1 thì y=13x3+2x2+4x−4. Sử dụng bảng biến thiên ta thấy hàm số không có cực trị nên m=1 không thỏa yêu cầu.
Vậy với m = 3 thì hàm số đạt cực tiểu tại x = -2.
Lưu ý: Với m=1 thì y(−2)=0 nên ta không thể kết luận mà phải sử dụng đến bảng biến thiên.
Dạng 2: Tìm m để hàm số y=f(x) có cực trị hoặc không có cực trị.
Đối với dạng toán này, ta thường chú ý đến 2 dạng hàm số chính:
1. Hàm số bậc 3: y=ax3+bx2+cx+d(a≠0)
- Hàm số không có cực trị ⇔ phương trình y′=0 vô nghiệm hoặc nghiệm kép ⇔ Δ≤0.
- Hàm số có hai cực trị ⇔ phương trình y′=0 có hai nghiệm phân biệt ⇔ Δ>0.
2. Hàm số bậc 4 trùng phương: y=ax4+bx2+c(a≠0)
- Hàm số có 1 cực trị ⇔ phương trình y′=0 có một nghiệm duy nhất ⇔ a.b≥0.
- Hàm số có 3 cực trị ⇔ phương trình y′=0 có ba nghiệm ⇔ a.b<0.
Ví dụ 2: Cho hàm số y=x3−3(m+1)x2+9x−m, với m là tham số thực. Xác định m để hàm số đã cho có hai cực trị.
Giải
Ta có: y′=3x2−6(m+1)x+9.
Để hàm số có hai cực trị thì phương trình y’ = 0 phải có hai nghiệm phân biệt.
⇔x2−2(m+1)x+3=0 có hai nghiệm phân biệt.
⇔Δ′=(m+1)2−3>0⇔m∈(−∞;−1−3–√)∪(−1+3–√;+∞)
Ví dụ 3: Cho hàm số y=f(x)=mx3+3mx2−(m−1)x−1, m là tham số. Xác định các giá trị của m để hàm số không có cực trị.
Giải
Với m = 0 ⇒y=x−1 ⇒ nên hàm số không có cực trị.
Với m≠0⇒y′=3mx2+6mx−(m−1)
Hàm số không có cực trị khi và chỉ khi phương trình y’ = 0 vô nghiệm hoặc có nghiệm kép.
⇔Δ′=9m2+3m(m−1)=12m2−3m≤0⇔0≤m≤14
Vậy với 0≤m≤14 thì hàm số không có cực trị.
Dạng 3: Tìm tham số m để hàm số có cực trị thỏa mãn yêu cầu.
Đây là dạng bài tập nâng cao ta thường gặp trong các đề thi đại học, cao đẳng. Để làm được dạng toán này, trước tiên ta cần nắm được phương pháp giải các dạng toán đã nêu bên trên, đồng thời phải kết hợp với một số kiến thức khác về hình học, dãy số…
Ví dụ 4: Cho hàm số y=x4−2m2x2+1(Cm). Tìm m dể hàm số có ba điểm cực trị là ba đỉnh của một tam giác vuông cân.
Giải
Trước tiên ta áp dụng phương pháp ở dạng 2 tìm m để hàm số có 3 cực trị.
Ta có: y′=4x3−4m2x=4x(x2−m2)
y′=0⇔4x(x2−m2)=0⇔[x=0x2=m2(∗)
Để hàm số có 3 cực trị thì phương trình y’ = 0 phải có 3 nghiệm phân biệt.
⇔ Phương trình (*) phải có 2 nghiệm phân biệt khác o ⇔ m≠0
Vậy với m≠0 thì hàm số có 3 cực trị.
Bây giờ ta sẽ tìm m để 3 cực trị này tạo thành 3 đỉnh của một tam giác vuông cân.
Ta có: với m≠0 thì y′=0⇔⎡⎣⎢x=0⇒y=1x=m⇒y=1−m4x=−m⇒y=1−m4
Gọi 3 điểm cực trị lần lượt là: A(0;1);B(−m;1−m4);C(m;1−m4)
Theo tính chất của hàm số bậc 4 trùng phương thì tam giác ABC cân tại A nên để ABC vuông cân thì AB vuông góc với AC ⇔AB−→−.AC−→−=0
Ta có: AB−→−=(−m;−m4);AC−→−=(m;−m4)
AB−→−.AC−→−=0⇔−m2+m8=0⇔[m=0(l)m=±1
Vậy với m = -1 và m = 1 thì thỏa mãn yêu cầu bài toán.