Bài toán chuyển động cùng chiều

BÀI TOÁN CHUYỂN ĐỘNG CÙNG CHIỀU

  • “Bài toán chuyển động cùng chiều” gồm có 3 phần chính: Phần I – Tóm tắt lý thuyết về bài toán chuyển động cùng chiều, Phần II – Ví dụ mẫu về bài toán chuyển động cùng chiều, Phần III – Bài tập củng cố kiến thức về bài toán chuyển động cùng chiều.

PHỤ HUYNH VÀ HỌC SINH CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM

Bài toán chuyển động vận tốc, quãng đường, thời gian

Bài toán tăng giảm phần trăm

Bài toán làm chung làm riêng

I. Tóm tắt lý thuyết về bài toán chuyển động cùng chiều:

1. Học sinh cần nhớ:

          + Quãng đường mà hai chuyển động đi để gặp nhau thì bằng nhau.

          + Cùng khởi hành:       tc/đ chậm – tc/đ nhanh = tnghỉ (tđến sớm)

          + Xuất phát trước sau: tc/đ trước – tc/đ sau = tđi sau

                                                              tc/đ sau + tđi sau + tđến sớm = tc/đ trước

2. Các bước giải bài toán chuyển động cùng chiều:

Bước 1: Lập phương trình.

  • Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số
  • Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn số và các đại lượng đã biết
  • Lập phương trình biểu thị sự tương quan giữa các đại lượng

Bước 2: Giải phương trình thu được ở bước 1.

Bước 3: Kiểm tra các nghiệm của phương trình vừa giải để loại các nghiệm không thoả mãn điều kiện của ẩn; Kết luận bài toán.

II. Ví dụ mẫu cho bài toán chuyển động cùng chiều:

Một chiếc thuyền khởi hành từ bến sông A, sau đó 5h20′ một chiếc ca nô cũng chạy từ bến sông A đuổi theo và gặp thuyền tại một điểm cách A 20km. Hỏi vận tốc của thuyền? biết rằng ca nô chạy nhanh hơn thuyền 12km/h.

     Phân tích bài toán:

     Chuyển động của thuyền và ca nô nhưng không có vận tốc dòng nước vì thế các em làm như chuyển động trên cạn.

     Công thức lập phương trình:  tthuyền – tca nô = tđi sau 

Screenshot (404)

Lời giải:

Gọi vận tốc của thuyền là x km/h

Vận tốc của ca nô là x = 12 km/h

Thời gian thuyền đi là: 44 (h)

Thời gian ca nô đi là: 45 (h)

Vì ca nô khởi hành sau thuyền 5h20′ và đuổi kịp thuyền nên ta có phương trình:

46

Giải phương trình, ta được 2 nghiệm: 47 

Vậy vận tốc của thuyền là 3 km/h.

III. Một số bài tập củng cố bài toán chuyển động cùng chiều:

Bài 1: Lúc 7 giờ sáng, người thứ I đi từ A đến B với vận tốc 20 km/giờ cùng lúc tại B, người thứ II đi cũng khởi hành và đi cùng chiều với người thứ I, với vận tốc 12 km/giờ. Biết rằng khoảng cách AB = 6km. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ và cách A bao nhiêu km?

Bài 2: Lúc 6 giờ 30 phút sáng, Lan đi học đến trường bằng xe đạp với vận tốc 16 km/giờ. trên con đường đó, lúc 6 giờ 45 phút mẹ Lan đi làm bằng xe máy với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ và cách nhà bao nhiêu km?

Bài 3: Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 37 phút với vận tốc 36 km/h. Đến 11 giờ 7 phút một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 54 km/h. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ?

Bài 4: Lúc 6 giờ một ô tô chở hàng đi từ A với vận tốc 45 km/giờ. Đến 8 giờ một ô tô du lịch cũng đi từ A với vận tốc 60 km/giờ và đi cùng chiều với ô tô chở hàng. Hỏi đến mấy giờ thì ô tô du lịck đuổi kịp ô tô chở hàng?

Bài 5: Một xe máy đi từ C đến B với vận tốc 36 km/giờ cùng lúc đó một ô tô đi từ A cách C 45 km đuổi theo xe máy với vận tốc 51 km/giờ. Tính thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy.

Bài 6: Lúc 7 giờ một ô tô chở hàng đi từ A với vận tốc 40 km/giờ. Đến 8 giờ 30 phút một ô tô du lịch cũng đi từ A với vận tốc 65 km/giờ và đi cùng chiều với ô tô chở hàng. Hỏi đến mấy giờ thì ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng.