Bài 2 (trang 63 SGK Đại số 11): Gieo một con súc sắc hai lần.

Bài 2 (trang 63 SGK Đại số 11): Gieo một con súc sắc hai lần.

Bài 2 (trang 63 SGK Đại số 11): Gieo một con súc sắc hai lần.

a. Mô tả không gian mẫu

b. Phát biểu các biến cố sau dưới dạng mệnh đề:

A: = {(6,1), (6,2), (6,3), (6,4), (6, 5), (6, 6)}

B: = {(2, 6), (6, 2), (3, 5), (5, 3), (4, 4), (1, 7), (7, 1)}

C: = {(1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4), (5, 5), (6, 6)}.

Lời giải Bài 2 (trang 63 SGK Đại số 11)

a. Không gian mẫu gồm 36 phần tử:

Ω = {(i, j) | i, j = 1, 2, 3, 4, 5, 6 }

Trong đó (i, j) là kết quả “lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm”.

b. Phát biểu các biến cố dưới dạng mệnh đề:

A = {(6,1), (6,2), (6,3), (6,4), (6, 5), (6, 6)}

– Đây là biến cố “lần đầu xuất hiện mặt 6 chấm khi gieo con súc sắc”.

B = {(2, 6), (6, 2), (3, 5), (5, 3), (4, 4)}

– Đây là biến cố ” cả hai lần gieo có tổng số chấm bằng 8″.

C = {(1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4), (5, 5), (6, 6)}

– Đây là biến cố ” kết quả của hai lần gieo là như nhau”.