Đề thi và gợi ý đáp án môn Văn tuyển sinh lớp 10 tại Điện Biên năm học 2018 – 2019

Sáng 5/6 các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Điện Biên đã hoàn thành bài thi môn Văn của mình trong thời gian 120 phút. Sau đây là đề thi và gợi ý đáp án môn Văn tuyển sinh lớp 10 tại Điện Biên.

 

Câu 1. (2,0 điểm):

a) Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời

dẫn gián tiếp?

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh

 

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”.

(Trích Bếp lửa – Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,

2016, tr.144)

b) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau:

Ngoài cửa sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa

ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.

(Trich Bến quê – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt

Nam, 2016, tr.100)

c) Đặt câu trong đó có sử dụng một thành phần biệt lập.

Câu 2. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.139)

a) Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ trong hai câu thơ sau:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

d) Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu)

trình bày suy nghĩ của em về biển đảo quê hương.

Câu 3. (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn

Thành Long (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Qua đó

làm nổi bật được tình cảm của nhà văn đối với những người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.

Sau đây là gợi ý đáp án môn Văn tuyển sinh lớp 10 tại Điện Biên năm học 2018 – 2019 do trang VNdoc.com biên soạn:

Câu 1:

a) Đây là lời dẫn trực tiếp

b) Thành phần biệt lập: Phụ chú (- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã

nhợt nhạt.)

c) Các em tự đăt câu:

Ví dụ:

Chao ôi, tôi muốn mang hết cả rừng hoa này về.

Cái áo ấy (áo hoa màu xanh) là của tôi.

Câu 2:

a) Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận

b) Phương thức biểu đạt: Miêu tả

c) Phép tu từ: So sánh nhân hóa

Cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như

một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ

trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những

lượn sóng là then cửa

ới sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa

 
 

ngày và đêm khi mặt trời lặn.

d)

Các em viết đoạn văn về: Hình ảnh mặt trời xuống biển và cảnh hoàng hôn

Câu 3.

Dàn ý tham khảo

I. Mở bài: Vài lời giới thiệu để tác giả, tác phẩm và nhân vật anh thanh niên.

Tác giả:

– Nguyễn Thành Long là nhà văn quê ở Quảng Nam

– Ông có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam ở thể loại truyện

ngắn và kí. Ông thường đi nhiều nơi nên có một vốn sống vô cùng phong phú.

Tác phẩm:

– Lặng lẽ Sa Pa truyện của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến

đi thực tế ở Lào Cai

– Nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh

trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong

công cuộc xây dựng đất nước.

II. Thân bài

* Xuất hiện anh thanh niên

Xuất hiện trong cuộc gặp gỡ với 3 người đó là anh lái xe, ông họa sĩ và một cô

gái trẻ. Đồng thời anh còn để lại nhiều ấn tượng với ông họa sỹ và các nhân vật

khác.

* Công việc thực hiện

– Anh sống trên núi cao, thực hiện công việc trên trạm khí tượng. Cuộc sống

thiếu thốn, khổ cực.

– Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn, thử thách với mưa

sương gió lạnh.

– Anh có những suy nghĩ đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, công việc mà mình

đang thực hiện.

Công việc là niềm đam mê, công việc của anh dù thầm lặng ít người biết đến

nhưng anh vẫn rất yêu công việc.

* Phong cách sống đẹp

– Tâm hồn anh thanh niên luôn yêu đời, yêu con người, khiêm tốn với người

khác:

+ Yêu con người, yêu thiên nhiên, quý trọng tình cảm của con người với con

người.

+ Trung thực với công việc (tự giác tự nguyện với công việc, hoàn thành nhiệm

vụ được giao phó), đức tính khiêm nhường.

– Chủ động trong công việc thực hiện, lối sống khoa học, nề nếp.

*Anh thanh niên là hình tượng đại diện chung cho người lao động

– Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống

đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.

– Những con người khiến tốn, giản dị, trung thực. Âm thầm thực hiện công

việc nhiệm vụ được giao.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của em hình tượng anh thanh niên.

Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa tác giả đã ca ngợi những con người như anh thanh

niên với nhân cách và tâm hồn, lí tưởng sống rất đẹp, sống cống hiến âm thầm

không đòi hỏi tư lợi và đó cũng chính là thành công của tác giả Nguyễn Thành

Long khi phác họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà

cao đẹp.