Cách học chuyên đề môn toán thi vào 10 đạt kết quả cao

Để đạt điểm cao môn Toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, các bạn cần phải có kế hoạch ôn tập toàn diện những kiến thức quan trọng, thường được kiểm tra trong đề thi.

Nhằm giúp các bạn ôn tập một cách hệ thống và hiệu quả hơn các bạn nên nhóm các kiến thức liên quan thành từng chuyên đề, với mỗi chuyên đề các bạn nên làm tốt các bài tập thuộc chuyên đề đó, cụ thể như sau:

Chuyên đề Rút gọn biểu thức và các bài toán liên quan

Học sinh phải có khả năng rút gọn biểu thức chứa căn thức và biết cách trả lời các câu hỏi phụ của loại bài tập này. Trong đề thi vào lớp 10, phần này thường chiếm từ 2 đến 2,5 điểm. Để làm tốt các bài tập liên quan đến biến đổi đồng nhất học sinh cần nắm vững các tính chất, phép toán về căn thức đồng thời rèn luyện kĩ năng rút gọn biểu thức, giải phương trình, bất phương trình.

 

Chuyên đề Hệ thức lượng trong tam giác vuông và Chuyên đề Đường tròn

Các bạn cần rèn luyện kĩ năng giải các bài tập hình học một cách ngắn gọn, chính xác. Phần bài tập thuộc 2 chuyên đề này thường chiếm từ 3 đến 3,5 điểm trong đề thi vào lớp 10. Để làm tốt các bài tập về hình học trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, ngoài việc học thuộc các định lí, tính chất trong sách giáo khoa, các bạn cần chú ý tới phương pháp suy nghĩ tìm tòi cách giải cho từng loại câu hỏi, từng dạng bài tập, ví dụ phương trình chứng minh bằng nhau, chứng minh hệ thức, chứng minh đồng qui thẳng hàng, phương pháp tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của các đại lượng hình học,…

Chuyên đề Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn – Giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình và Chuyên đề Phương trình và hệ phương trình

Học sinh cần làm nắm phương pháp giải và biện luận một số loại phương trình, hệ phương trình thường gặp trong đề thi vào lớp 10 và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc giải bài toán bằng cách lập phương trình. Các bài tập về phương trình, hệ phương trình chiếm từ 1 đến 1,5 điểm trong đề thi vào lớp 10. Để đạt điểm cao ở các bài tập phần này, học sinh cần nắm vững kĩ năng giải phương trình, hệ phương trình nói chung cũng như kĩ năng giải một số phương trình hệ phương trình có dạng đặc biệt.