Phương pháp chứng minh tính chẵn , lẻ của hàm số
Định nghĩa :
Hàm số y = f(x) với tập xác định D gọi là hàm số chẵn nếu :
x ∈ D thì -x ∈ D và f(-x) = f(x).
lưu ý : đồ thị của hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng.
Hàm số y = f(x) với tập xác định D gọi là hàm số lẻ nếu :
x ∈ D thì -x ∈ D và f(-x) = -f(x).
lưu ý : đồ thị của hàm số lẻ nhận góc tọa độ làm tâm đối xứng.
+ D là tập đối xứng có dạng : [-a; a] với a ∈ R.
————————–
Phương pháp :
Bước 1 :
tìm TXĐ : D chứng minh D là tập đối xứng.
Bước 2 :
lấy x ∈ D => – x ∈ D.
Bước 3 :
xét : f(-x) :
- Nếu f(-x) = … = f(x) : hàm số chẵn.
- Nếu f(-x) = … = – f(x) : hàm số lẻ.
- Nếu f(-x) = … ≠ – f(x) hoặc f(x): hàm số không chẵn, lẻ.
—————————-
Bài tập 1 :
Xét tính chẵn lẻ của hàm số : y = f(x) = x3 + x
TXĐ : D = R
=> D là tập đối xứng.
lấy x ∈ D => – x ∈ D.
Xét f(-x) = (-x)3 + (-x) = -( x3 + x)= -f(x)
=> f(-x) = – f(x)
vậy : hàm số y = x3 + x là hàm số lẻ.
Bài tập 2 :
Xét tính chẵn lẻ của hàm số : y = f(x) = x4 + x2 – 2
TXĐ : D = R
=> D là tập đối xứng.
lấy x ∈ D => – x ∈ D.
Xét : f(-x) = (-x)4 + (-x)2 – 2 = x4 + x2 – 2 = f(x)
=> f(-x) = f(x)
Vậy : hàm số y = x4 + x2 – 2 là hàm số chẵn.
Bài tập 3 :
Xét tính chẵn lẻ của hàm số : y = f(x) = – 5
TXĐ : 2x + 8 ≥ 0 <=> x ≥ – 4
D = [-4; + ∞)
ta có : 5 ∈ D mà – 5 ∉ D => D không là tập đối xứng.
vậy : hàm số không chẵn, không lẻ.
Bài tập 4 :
Xét tính chẵn lẻ của hàm số : y = f(x) =
Đk :
Vậy : D = [-3; 3] : miền đối xứng.
lấy x ∈ D => – x ∈ D.
Xét : f(-x) = = f(x)
=> f(-x) = f(x)
=> hàm số y = là hàm số chẵn.