Thi Trắc Nghiệm Môn Toán Làm Giảm Khả Năng Tư Duy

Cách thi trắc nghiệm ở môn Toán đang làm thui chột khả năng tư duy của học sinh, biến các em thành những ‘con vẹt’ để có điểm số đẹp

Tại một trường Đại Học khối kinh tế ,sẽ học nhiều môn liên quan tới khối tự nhiên , trong đó có môn toán .Khi tuyển sinh đầu vào, trường có tuyển cả học sinh học các khối có các môn Toán Văn Địa; Văn Toán Sử, Toán Văn Anh… Điểm đầu vào cũng tương đối cao so với mặt bằng xét tuyển chung của các trường tốp đầu. Vì thế, những học sinh trúng tuyển vào đây cơ bản có điểm tương đối cao, đa số đạt trung bình 8-9 điểm/môn, trong đó có môn Toán.

Có nhiều bạn điểm đầu vào khá cao toàn 8,9 nhưng lại khó khăn trong khi học ,Các con thành thật, học sinh ôn luyện ở các lò cả mấy năm trời chủ yếu để phục vụ lấy điểm thi Đại học. Để đạt điểm cao, các con học chủ yếu phải học “mẹo” và không phải nặng về phần tự luận nên cứ làm nhiều, làm quen thì ắt điểm sẽ cao. Vì thế, khi vào học Đại học, phải học theo phương pháp tư duy, tự luận thì nhiều con bị “đơ”.

Mặc dù  có nhiều bạn học chuyên khối Tự nhiên, nhưng  cũng phải thú nhận, với kiểu thi trắc nghiệm như hiện nay, để đạt điểm cao môn Toán, không có cách nào khác là nhiều bài phải học “mẹo”, học thuộc như các môn thi khối Xã hội.

2.Khi dạy và ôn cho học sinh, thầy cô chỉ cần hướng dẫn học sinh các “mẹo” làm bài trắc nghiệm để đạt kết quả cao. Còn học sinh chỉ cần khoanh tối đa các phương án đúng và còn lại là khoanh xác suất. Cách học này dẫn đến tình trạng học sinh bỏ qua các bước khi làm bài. Khi làm một bài Toán thì tư duy logic bị xem nhẹ, học sinh chỉ cần ra được đáp án đúng là đủ.

Một cựu giáo viên trường THPT Chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) từng đào tạo hàng chục học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế về môn Toán cũng phải thừa nhận, với đề thi trắc nghiệm, bản thân thầy cũng không thể hoàn thành trong 90 phút, mà kể cả 180 phút cũng khó hoàn thành. Có những bài trong đề thi, với khả năng của thầy, phải làm ít nhất trong thời gian 20 phút.

Vì thế, để đạt được những điểm 9, điểm 10 không còn cách nào khác, các em phải học tủ, học mẹo. Với các môn học tự nhiên, cách học, cách thi như vậy là một thất bại, đang làm thui chột khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.

3.Thực tế trong thời gian vừa qua, việc thi trắc nghiệm, trong đó trắc nghiệm môn Toán đã bộc lộ rất nhiều hạn chế. có rất nhiều vụ gian lận trong thi cử và hàng loạt giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm đã tham gia vào các vụ gian lận đó . Họ đã cướp đi cơ hội của hàng trăm học sinh sinh có khả năng nhưng phải “nhường chỗ” cho những “thí sinh gian lận”.

Đáng  buồn hơn cả, là sự sụp đổ niềm tin vào một môi trường mà ai cũng tin tưởng rằng, nơi đó là “sạch nhất” và không thể nào bị vấy bẩn.

Khi Khi thực hiện phương án thi trắc nghiệm, chúng ta đặt nhiều hy vọng sẽ có nhiều đổi mới trong giáo dục. Nhưng thực tế lại cho thấy, cách thi này ở một số môn, trong đó có môn Toán, đang làm thui chột khả năng tư duy của học sinh, biến các em thành “con vẹt” để có những điểm số đẹp.

Đổi mới giáo dục là cần thiết,, kể cả việc thí điểm cách làm mới cũng là cần thiết. Nhưng khi đã nhìn thấy rõ những bất cập, thậm chí dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì nhất định phải có sự thay đổi. Không thể mãi ôm khư khư cách làm cũ chỉ vì nó chưa hết thời hạn thí điểm hay vì một lý do nào khác.

Bởi, mỗi sai lầm trong lĩnh vực khác có thể khắc phục hoặc sửa chữa, nhưng những sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều thế hệ, ảnh hưởng đến niềm tin của xã hội và tương lai của đất nước.

>>> Trắc nghiệm 100% có phải là sai lầm

>>> Hậu quả, tác hại tới học sinh sau 3 nam thi trắc nghiệm