3 Quy tắc của tập luyện sâu trong mật mã tài năng

3 Quy tắc của tập luyện sâu trong mật mã tài năng

Xem thêm về MẬT MÃ TÀI NĂNG 

Xem thêm về Meylin – chất tạo thành thiên tài

Xem thêm về Tập luyện sâu- luyện tập có mục đích

Tổng quan

tap luyen sau- 3 buoc tap luyen sau

  1. Quy tắc 1: Chia thành các phần nhỏ
    1. Hấp thụ toàn thể
    2. Chia thành các phần nhỏ
    3. Giảm tốc độ
  2. Quy tắc 2: Lặp đi lặp lại
    1. Lặp đi lặp lại có chủ đích
    2. Hành động ở điểm nhạy cảm
  3. Quy tắc 3: Học để cảm nhận
    1. Đạt tới điểm cân bằng
      1. Khi làm một việc, hãy đặt mình vào tình huống mà những tài năng kiệt xuất sẽ bắt đầu làm
    2. Sự bất mãn thiêng liêng
      1. Chọn một mục tiêu
      2. Vươn tới mục tiêu
      3. Đánh giá khoảng cách giữa mục tiêu và tầm với
      4. Quay lại bước 1

Chi tiết 3 Quy tắc của tập luyện sâu

  • Quy tắc 1: Chia thành các phần nhỏ
  1. Thứ nhất, những người tham dự nhìn nhận nhiệm vụ là một khối toàn thể – như một mảng lớn, một siêu mạch điện.
  2. Thứ hai, họ chia chúng thành các mảng nhỏ nhất có thể.
  3. Thứ ba, họ thoải mái sử dụng thời gian, giảm tốc độ hành động, rồi tăng tốc để học được những cấu trúc bên trong đó.

Những con người tại các cơ sở này tập luyện sâu theo cách mà đạo diễn điện ảnh giỏi tiếp cận một cảnh phim – xem lướt nhanh để nhìn được toàn cảnh, tiếp đến phóng đại để xem xét một con bọ đang bò trến lá với tốc độ rất chậm\

Hấp thụ toàn thể điều này có nghĩa là dành thời gian quan sát chăm chú hoặc lắng nghe kĩ lưỡng kỹ năng mà bạn muốn đạt được – một bài hát, một nước cờ, một cú đánh bóng – với tư cách một thực thể đơn nhất, gắn kết chặt chẽ. Những con người tài năng của chúng ta đã quan sát và lắng nghe theo cách này rất nhiều. Nghe có vẻ giống Thiền, nhưng về cơ bản, nó không khác gì việc hấp thụ một bức tranh về kỹ năng cho đến khi bạn hình dung ra mình có thể thực hiện kỹ năng đó.

Chia thành các phần nhỏ có nghĩa là chia nhỏ một kỹ năng thành các phần nhỏ hơn (các mạch điện), ghi nhớ những phần này một cách riêng biệt, rồi liên kết chúng với nhau thành một nhóm lớn hơn, tăng dần từng nấc một (những mạch điện mới,có liên kết với nhau)

Giảm tốc độ cho phép bạn chú ý sâu sát hơn tới các lỗi, tạo ra độ chính xác cao hơn cho mỗi lần kích hoạt mạch điện – và đối với sự phát triển của myelin, sự chính xác là tất cả. Thứ hai, hành động một cách chậm rãi giúp người luyện tập phát triển một điều gì đó thậm chí còn quan trọng hơn: khái niệm bên về bản thiết kế bên trong của kỹ năng – hình khối và nhịp điệu của các mạch điện kỹ năng được liên kết với nhau

  • Quy tắc 2: Lặp đi lặp lại
    1. Lặp đi lặp lại có chủ đích
    2. Hành động ở điểm nhạy cảm
  • Quy tắc 3: Học bằng cảm nhận
    1. Đạt tới điểm cân bằng – nơi bạn có thể cảm nhận được các sai sót khi chúng xuất hiện. Để tránh sai lầm, trước tiên, bạn phải cảm thấy chúng ngay lập tức
      1. Khi làm một việc, hãy đặt mình vào tình huống mà những tài năng kiệt xuất sẽ bắt đầu làm
    2. Sự bất mãn thiêng liêng – Mỗi ngày, với từng nốt nhạc, rèn luyện cũng là một nhiệm vụ; là cử chỉ thiết yếu của con người – vươn tới một ý tưởng, tới sự vĩ đại của điều mà bạn khao khát và cảm nhận nó trượt ra khỏi tay bạn
      1. Chọn một mục tiêu
      2. Vươn tới mục tiêu
      3. Đánh giá khoảng cách giữa mục tiêu và tầm với
      4. Quay lại bước 1